Kinh doanh khách sạn là gì? Điều kiện kinh doanh khách sạn

07 Th11,2023 admin

Kinh doanh khách sạn đã trải qua một sự phát triển đáng kể trong khoảng thời gian gần đây. Đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ của ngành du lịch toàn cầu. Vai trò của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn không chỉ giới hạn ở việc cung cấp dịch vụ lưu trú. Mà còn mở ra cơ hội cho việc phát triển du lịch, cũng như thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ. Chính vì thế mà sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp kinh doanh khách sạn có thể vượt mặt các đối thủ cạnh tranh và thành công? Trong bài viết dưới đây, Ghotel sẽ chia sẻ với bạn những điều kiện kinh doanh khách sạn thành công!

Kinh doanh khách sạn là gì?

Khách sạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú dành cho du khách. Cung cấp đầy đủ các tiện nghi đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong quá trình lưu trú tại khách sạn.

Kinh doanh khách sạn được hiểu là hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ lưu trú cho du khách và các dịch vụ bổ sung. Nhằm nâng cấp trải nghiệm lưu trú thoải mái và tiện nghi cho khách hàng mang về lợi nhuận. 

Các doanh nghiệp khách sạn có thể đa dạng về quy mô kinh doanh. Đòi hỏi họ phải quản lý hiểu quả về mặt vận hành, quản lý và chăm sóc khách hàng. Để duy trì sự cạnh tranh và đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng. 

Kinh doanh khách sạn được hiểu là hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ lưu trú cho du khách và các dịch vụ bổ sung

Các dịch vụ và tiện nghi cung cấp bởi khách sạn

Ngoài kinh doanh dịch vụ lưu trú, khách sạn còn cung cấp các dịch vụ và tiện nghi nhằm đáp ứng các nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng, bao gồm:

  • Cung cấp các loại phòng nghỉ đa dạng với các tiện ích riêng biệt.
  • Nhà hàng và dịch vụ ẩm thực đa dạng, từ bữa sáng, bữa trưa đến bữa tối với các món ăn địa phương và quốc tế.
  • Cung cấp các loại đồ uống và thức ăn nhẹ từ quầy bar
  • Cung cấp không gian và tiện nghi cho tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện và tiệc cưới.
  • Dịch vụ dọn phòng, giặt là, đổi chăn ga gối, cung cấp các vật dụng cá nhân…
  • Cung cấp các dịch vụ thể dục, yoga, massage, xông hơi và các liệu pháp làm đẹp khác.
  • Cung cấp bể bơi trong nhà hoặc ngoài trời để phục vụ nhu cầu giải trí và thư giãn của khách hàng.

Các dịch vụ và tiện nghi cung cấp bởi khách sạn

Các tiện nghi của mỗi khách hàng có thể khác nhau tuỳ thuộc vào phân khúc và quy mô khách sạn. Từ khách sạn cao cấp đến những khách sạn tiêu chuẩn. 

Vai trò của ngành kinh doanh khách sạn

Ngành kinh doanh khách sạn đóng vai trò quan trọng và đa dạng trong ngành du lịch và kinh tế. Đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ của ngành du lịch toàn cầu hiện nay.

  • Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua thu hút đầu tư, tạo ra thu nhập cho quốc gia thông qua việc thu phí lưu trú, dịch vụ và thuế.
  • Cung cấp cơ hội việc làm cho người lao động từ các ngành liên quan như nhân viên lễ tân, đầu bếp, nhân viên phục vụ,…
  • Khách sạn không chỉ cung cấp nơi lưu trú cho du khách mà còn thúc đẩy ngành du lịch nói chung. Cung cấp thông tin du lịch, hỗ trợ tổ chức các chuyến tham quan và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khám phá văn hóa địa phương.
  • Các khách sạn thường cần sự hỗ trợ từ cơ sở hạ tầng địa phương như giao thông, vận chuyển, các dịch vụ công cộng và các dịch vụ khác. Từ đó thúc đẩy sự phát triển và cải thiện hạ tầng của khu vực.
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước qua việc tạo ra trải nghiệm tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách. Từ đó thu hút thêm lượng lớn du khách quốc tế.

Các loại hình kinh doanh khách sạn phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số cách phân loại khách sạn phổ biến.

Có nhiều loại hình kinh doanh khách sạn hiện nay, vì thế mà không khách sạn nào cũng cung cấp cùng chung dịch vụ. Tuỳ theo loại hình thực tế mà khách hàng có thể lựa chọn nơi lưu trú phù hợp với nhu cầu trong chuyến nghỉ dưỡng của mình. Vậy các loại hình khách sạn phố biến là gì, cùng Ghotel tìm hiểu nhé! Dưới đây là một số loại hình khách sạn theo mục đích và đặc thù khách hàng bạn có thể kinh doanh:

Khách sạn thương mại

Đây là loại khách sạn phổ biến, cung cấp dịch vụ lưu trú cho du khách cá nhân và doanh nhân với các tiện nghi cơ bản và trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu lưu trú ngắn hạn. 

Các khách sạn thường tập trung tại trung tâm các thành phố lớn. Bàn ghế, văn phòng hội nghị là những điều không thể thiếu trong khách sạn thương mại. Khu vực sảnh sẽ được trang bị nhiều bàn ghế, sofa để có thể tiếp khách và bàn bạc công việc. Dịch cho thuê sản hội nghị, phòng họp, in ấn là những dịch vụ thường thấy ở khách sạn thương mại.

Các loại hình kinh doanh khách sạn phổ biến hiện nay

Khu resort

Là các cơ sở lưu trú được xây dựng thành khối hoặc quần thể các nhà thấp tầng, biệt thự, căn hộ thường ở các khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, gần biển, sông, núi,…

Ở Việt Nam các khu resort thường nằm ở ven biển Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,… hoặc ngoại thành các thành phố lớn. 

Không chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú, mà còn tạo ra trải nghiệm nghỉ dưỡng đầy đủ với các tiện ích sang trọng và chất lượng cao như nhà hàng 5 sao, spa và trung tâm thể dục, dịch vụ phòng tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp.

Các loại hình kinh doanh khách sạn phổ biến hiện nay

Homestay và khách sạn nhỏ

Loại hình kinh doanh này thường cung cấp các trải nghiệm lưu trú gần gũi hơn. Với các căn hộ, phòng nhỏ hoặc các ngôi nhà dân dụng được chuyển đổi thành nơi lưu trú cho du khách. Loại hình này dành cho các vị khách có nhu cầu trải nghiệm đơn giản và chi trả thấp.

Do quy mô không quá lớn nên chi phí quản lý và vận hành khách sạn này ở mức hợp lý. Hệ thống trang thiết bị không cần quá hiện đại và đắt đỏ. Nhưng cần đảm bảo không gian gọn gàng, ngăn nắp và đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng. 

Các loại hình kinh doanh khách sạn phổ biến hiện nay

Khách sạn Boutique

Là các khách sạn nhỏ mang đặc trưng văn hoá địa phương. Thường được thiết kế đặc biệt với phong cách độc đáo, tạo ra một không gian lưu trú riêng biệt. Phản ánh văn hóa địa phương hoặc một phong cách độc đáo của chủ sở hữu.

Khách sạn boutique thường chú trọng đến chi tiết và cá nhân hoá, cung cấp dịch vụ chất lượng cao và trải nghiệm riêng biệt để thu hút khách hàng. 

Thời gian gần đây, các khách sạn Boutique nổi lên khá nhiều tại Việt Nam, như các khách sạn tại Mũi Né, Đà Nẵng hay Đà Lạt…

Các loại hình kinh doanh khách sạn phổ biến hiện nay

Điều kiện kinh doanh khách sạn

Quy định pháp lý và hành chính cần tuân theo

Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn cần tuân theo các quy định pháp lý liên quan đến việc kinh doanh khách sạn. Bao gồm các quy định về an toàn, vệ sinh, quản lý môi trường, thuế, và các quy định khác liên quan đến ngành du lịch và dịch vụ lưu trú. Để bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính, đăng ký kinh doanh và các giấy phép cần thiết từ các cơ quan chức năng địa phương.

Cần phải đảm bảo rằng các tiêu chuẩn an ninh được tuân thủ. Bao gồm việc quản lý rủi ro, bảo vệ tài sản và an toàn của khách hàng và nhân viên. Quy định về an toàn lao động, đảm bảo các quyền lợi và điều kiện làm việc hợp lý cho nhân viên.

Yêu cầu về vị trí, kiến trúc và cơ sở vật chất

Để có thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, việc lựa chọn ví trí kinh doanh phù hợp và có tiềm năng phát triển là rất quan trọng. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh được hiệu quả, đáp ứng các dịch vụ và tiện nghi cho khách hàng. Theo Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 142/2018/NĐ-CP. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ trong Kinh doanh khách sạn như sau:

  • Phải có tối thiểu 10 phòng, có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
  • Có nơi để xe cho du khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
  • Trang bị bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
  • Cung cấp giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
  • Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

Điều kiện kinh doanh khách sạn

Quản lý và đảm bảo chất lượng dịch vụ

Quản lý và đảm bảo chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn đòi hỏi sự chú trọng đến việc đào tạo nhân viên và duy trì tiêu chuẩn cao về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Dưới đây là một số điều kiện cụ thể:

  • Đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo đầy đủ về cách kỹ năng phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp và kiến thức về nghiệp vụ khách sạn.
  • Đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm được tuân thủ nghiêm ngặt. Ngoài ra, cần thiết lập các quy trình kiểm soát chất lượng thực phẩm. Để đảm bảo thực phẩm được lưu trữ và chế biến an toàn và vệ sinh.

Để thành công trong việc kinh doanh khách sạn, chủ kinh doanh cần phải đáp ứng những điều kiện kinh doanh khách sạn. Nhằm cung cấp trải nghiệm du lịch độc đáo và đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đa dạng của khách hàng. Đồng thời việc đảm bảo chất lượng dịch vụ sẽ là chìa khoá quan trọng trong việc duy trì và phát triển kinh doanh khách sạn. 

☘️ Ghotel – Giải pháp toàn diện, hiệu quả tối ưu ☘️
➤ Facebook: https://www.facebook.com/PhanmemGhotel
➤ Website: http://ghotel.vn/
➤ Email: ghotel@ghotel.vn
➤ Hotline: 0935 699 815
➤ Địa chỉ: 40 Mỹ Khê 7, Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng

Tin liên quan

Phòng Suite là gì? Khám phá sự xa hoa và sang trọng của phòng Suite

ContentsKinh doanh khách sạn là gì?Các dịch vụ và tiện nghi cung cấp bởi khách sạnVai trò của ngành kinh doanh khách sạnCác loại...

14/12/2023 Blog

Khởi nghiệp kinh doanh mô hình Homestay

ContentsKinh doanh khách sạn là gì?Các dịch vụ và tiện nghi cung cấp bởi khách sạnVai trò của ngành kinh doanh khách sạnCác loại...

12/12/2023 Blog

Nghiệp vụ lễ tân khách sạn – Chìa khóa cho sự thành công trong quản lý

ContentsKinh doanh khách sạn là gì?Các dịch vụ và tiện nghi cung cấp bởi khách sạnVai trò của ngành kinh doanh khách sạnCác loại...

07/12/2023 Blog

0787616118

Contact Me on Zalo