TA và OTA là gì? Nên quyết định sử dụng TA hay OTA?

13 Th11,2023 admin

Kinh doanh ngành khách sạn đòi hỏi sự đầu tư và nghiên cứu toàn diện. Trong khoảng thời gian chuẩn bị vận hành, khách sạn thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Vì thế TA và OTA là những kênh tiềm năng để phát triển thương hiệu và lấp đầy các phòng trống. Nhằm tiếp cận với lượng lớn du khách tiềm năng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác TA và OTA là gì? Điểm khác biệt như thế nào? Hãy cùng Ghotel tìm hiểu về hai loại hình này nhé!

TA là gì? 

TA (Travel Agency) là đại lý du lịch/lữ hành. Là đối tác hợp tác chặt chẽ với khách sạn trong việc giới thiệu và tư vấn về các loại phòng nghỉ của cơ sở lưu trú. Thường được tích hợp trong các gói tour du lịch. Các gói tour này không chỉ bao gồm chỗ ở mà còn liên quan đến các yếu tố khác. Như phương tiện di chuyển, điểm tham quan, địa điểm ăn uống và nghỉ ngơi. 

TA chính là một kênh bán phòng trung gian hiệu quả đối với khách sạn. Xuất phát từ khả năng tư vấn chi tiết và tận tâm, mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, đặc biệt là đối với khách theo đoàn. 

TA là gì

Ngoài ra, TA còn chịu trách nhiệm liên kết bán các dịch vụ khác như vé máy bay, đặt bàn ăn, và xe di chuyển cho các doanh nghiệp liên quan như hàng không, nhà hàng, và công ty vận chuyển. Đối với mỗi phòng được bán qua TA, khách sạn sẽ thanh toán một khoản hoa hồng tương ứng đã thỏa thuận cho đối tác này.

OTA là gì?

OTA là viết tắt của thuật ngữ Online Travel Agency được dùng để nói về đại lý du lịch bán sản phẩm trên Internet. Đây được gọi là các công ty/đại lý trực tuyến. Giống như TA nói ở trên, những công ty OTA không trực tiếp sở hữu các dịch vụ du lịch. Khác với kênh TA, phương thức bán hàng OTA là trực tuyến. Tất cả các giao dịch từ việc đặt dịch vụ cho đến thanh toán đều thực hiện online qua website hoặc app.

OTA đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch hiện đại, cung cấp sự thuận tiện và đa dạng lựa chọn cho người dùng. Đồng thời, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành du lịch tiếp cận một lượng lớn khách hàng trực tuyến. Tuy nhiên, sử dụng OTA cũng đi kèm với các chi phí hoa hồng cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch. Đã tạo ra một số thách thức về việc kiểm soát giá và chính sách đặt phòng.

OTA là gì?

Xem thêm: Mẹo cải thiện thứ hạng khách sạn trên kênh OTA giúp tăng doanh thu

Sự khác biệt giữa kênh TA và OTA

Sự khác biệt giữa kênh TA và OTA trong ngành khách sạn có thể được thấy qua nhiều khía cạnh quan trọng. Bao gồm cả quản lý giá và chính sách đặt phòng, mối quan hệ với khách hàng, cũng như chi phí và lợi nhuận. Một số điểm quan trọng để thấu hiểu sự khác biệt giữa hai loại kênh này:

Quản lý giá và chính sách đặt phòng

  • TA:
  • Khách sạn có kiểm soát cao hơn về giá và chính sách đặt phòng.
  • Có khả năng tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng đặt phòng trực tiếp thông qua kênh TA.
  • OTA:
  • Chi phí quảng cáo và hoa hồng cho OTA có thể ảnh hưởng đến giảm lợi nhuận của khách sạn.
  • Một số hạn chế về quản lý giá và chính sách, vì OTA thường đặt điều kiện cho việc thực hiện giá tốt nhất (Best Rate Guarantee).

Mối quan hệ với khách hàng

  • TA:
  • Tạo mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, tăng cường sự tương tác và trải nghiệm cá nhân.
  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tiếp và tận tâm.
  • OTA:
  • Mối quan hệ giữa khách hàng và khách sạn thường thông qua nền tảng của OTA, giảm sự tương tác trực tiếp.
  • Thông tin đặt phòng và thanh toán thường được quản lý qua hệ thống của OTA.

Sự khác biệt giữa kênh TA và OTA

Chi phí và lợi nhuận

  • TA:
  • Chi phí quảng cáo thường cao, nhưng không có chi phí hoa hồng lớn như OTA.
  • Lợi nhuận có thể cao hơn do giảm chi phí hoa hồng và kiểm soát giá.
  • OTA:
  • Chi phí hoa hồng thường lớn, giảm lợi nhuận của khách sạn.
  • Tuy nhiên, OTA mang lại khả năng tiếp cận một lượng lớn khách hàng và do đó có thể tăng doanh thu toàn cầu.

Kiểm soát và quản lý hiệu suất

  • TA:
  • Khách sạn có kiểm soát lớn hơn về quảng cáo và tiếp thị.
  • Có thể theo dõi hiệu suất và tương tác với khách hàng một cách chi tiết.
  • OTA:
  • Thường khó có kiểm soát cao hơn đối với việc quảng cáo và đánh giá hiệu suất trực tuyến.
  • Doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào cấp độ hiển thị trên nền tảng của OTA.

Nên kinh doanh khách sạn qua TA hay OTA?

Khách sạn muốn có một nguồn doanh thu ổn định thì nên bán phòng quan TA hay OTA? Tuy nhiên, tuỳ vào chiến lược kinh doanh mà khách sạn lựa chọn kênh TA hay OTA. Đối với ngành khách sạn, cạnh tranh về lượng khách rất khốc liệt, đặc biệt là những khách sạn cùng phân khúc. Chính vì thế, việc lựa chọn kênh bán phù hợp sẽ giúp khách sạn tăng doanh thu. Sau đây là một số điều cần xem xét khi đưa ra quyết định này:

Khi nên sử dụng kênh TA

  • Kiểm soát giá và chính sách: Nếu muốn giữ được quyền kiểm soát cao hơn về giá và chính sách đặt phòng, sử dụng kênh TA có thể là lựa chọn tốt. Chủ kinh doanh có thể tự do thiết lập các ưu đãi và chương trình khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng đặt phòng trực tiếp.
  • Xây dựng mối quan hệ khách hàng: Kênh TA cho phép chủ khách sạn xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng. Tăng cường sự tương tác và tạo trải nghiệm cá nhân hóa, làm tăng khả năng trở lại của khách hàng. Tạo cho du khách sự tin tưởng trong lựa chọn khách sạn
  • Quản lý hiệu suất: Nếu muốn có kiểm soát cao hơn về quảng cáo, tiếp thị và theo dõi hiệu suất. Sử dụng kênh TA giúp chủ kinh doanh tự quản lý chiến lược tiếp thị của mình.

Nên kinh doanh khách sạn qua TA hay OTA?

Khi nên sử dụng kênh OTA

  • Tiếp cận mạng lưới khách hàng rộng lớn hơn: Nếu muốn nhanh chóng tiếp cận một lượng lớn khách hàng, sử dụng OTA là quyết định đúng đắn. Các kênh OTA có khả năng tiếp cận khách hàng đến từ nhiều quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một kênh OTA khả năng lượng khách du lịch book phòng không nhiều.
  • Tăng doanh thu toàn cầu: Sử dụng kênh OTA giúp gia tăng lượng khách quốc tế, tăng doanh thu toàn cầu.
  • Quảng cáo và tiếp thị linh hoạt: OTA cung cấp các cơ hội quảng cáo với mức độ tiếp cận rộng lớn, giúp chủ kinh doanh tận dụng được các chiến lược kinh doanh dễ dàng. 
  • Giảm gánh nặng tiếp thị và quảng cáo: Nếu không có nhiều kinh phí để xây dựng bộ phận tiếp thị, OTA có thể giúp giảm áp lực này. Giúp chủ doanh nghiệp tập trung hơn vào việc phục vụ khách hàng và hoạt động quản lý của khách sạn. 

Hy vọng với những thông tin được Ghotel chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ TA và OTA là gì, điểm khác biệt giữa TA và OTA, nên bán phòng khách sạn qua đâu… Quyết định giữa sử dụng Kênh TA hay OTA phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, chiến lược tiếp thị. Nhiều doanh nghiệp chọn sử dụng cả hai kênh để đảm bảo đa dạng và tối đa hóa cơ hội kinh doanh.

☘️ Ghotel – Giải pháp toàn diện, hiệu quả tối ưu ☘️

➤ Facebook: https://www.facebook.com/PhanmemGhotel
➤ Website: http://ghotel.vn/
➤ Email: ghotel@ghotel.vn
➤ Hotline: 0935 699 815
➤ Địa chỉ: 40 Mỹ Khê 7, Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng

Tin liên quan

Phòng Suite là gì? Khám phá sự xa hoa và sang trọng của phòng Suite

ContentsTA là gì? OTA là gì?Sự khác biệt giữa kênh TA và OTAQuản lý giá và chính sách đặt phòngMối quan hệ với khách hàngChi...

14/12/2023 Blog

Khởi nghiệp kinh doanh mô hình Homestay

ContentsTA là gì? OTA là gì?Sự khác biệt giữa kênh TA và OTAQuản lý giá và chính sách đặt phòngMối quan hệ với khách hàngChi...

12/12/2023 Blog

Nghiệp vụ lễ tân khách sạn – Chìa khóa cho sự thành công trong quản lý

ContentsTA là gì? OTA là gì?Sự khác biệt giữa kênh TA và OTAQuản lý giá và chính sách đặt phòngMối quan hệ với khách hàngChi...

07/12/2023 Blog

0787616118

Contact Me on Zalo